Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở phần rễ của các loài thực vật

Trên thế giới này, bất kỳ một loại thực vật nào để có thể sinh tồn và phải tự mình hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong môi trường sống của chính nó. Liệu bạn có thắc mắc cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở phần rễ của những loài thực vật đó là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Nước khoáng có ion khoáng không?

1. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất qua tế bào lông hút ở phần rễ của các loài thực vật

Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất qua tế bào lông hút ở phần rễ của các loài thực vật

a. Cơ chế hấp thụ nước 

- Trước hết, nói về cơ chế hấp thụ nước của rễ thực vật, cơ chế thẩm thấu là cơ chế cơ bản. Để giải thích về cơ chế này, có thể hiểu rằng, cơ chế thẩm thấu là sự di chuyển của nước có trong đất đến các tế bào lông hút của rễ thực vật một cách thụ động. 

- Cụ thể hơn, nguồn nước có trong đất đã thay đổi môi trường, từ môi trường ít ion khoáng và nhiều nước (hay còn gọi là môi trường nhược trương) chuyển sang một môi trường nhiều ion khoáng và ít nước hơn (hay còn gọi là môi trường ưu trương).

- Ngoài ra, phần dịch của tế bào rễ có tính chất môi trường ưu trương hơn khi được đặt lên bàn cân so sánh với dung dịch đất. Có 2 nguyên do chính cho đặc tính này:

  + Quá trình của hiện tượng thoát hơi nước ở phần lá thực vật thường được liên tưởng đến hình ảnh cái bơm hút.

  + Các chất tan có nồng độ cực cao được tạo thành trong quá trình chuyển hoá vật chất.

b. Cơ chế hấp thụ ion khoáng  

- Có 2 cơ chế để các ion khoáng có thể được hấp thụ qua tế bào rễ thực vật:

   + Cơ chế thụ động: đây là cơ chế mà một phần nhỏ lượng ion khoáng có nguồn gốc từ đất được chuyển vào các tế bào lông hút một cách thụ động. Hay nói một cách khác là các ion đó đã di chuyển từ môi trường nồng độ cao sang môi trường nồng độ thấp.

   + Cơ chế chủ động: đây là cơ chế mà một phần nhỏ lượng ion khoáng mà thực vật có nhu cầu cực cao (ví dụ như ion kali) chuyển động ngược chiều với gra-đi-en nồng độ. Ở cơ chế này, các ion khoáng xâm nhập vào rễ thực vật một cách hoàn toàn chủ động. Do đó, cơ chế này luôn yêu cầu tiêu tốn một lượng lớn năng lượng của thực vật.

2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất tiến vào mạch gỗ ở phần rễ của các loài thực vật

Cơ chế hấp thụ nước và nước ion khoáng từ đất tiến vào mạch gỗ ở phần rễ của các loài thực vật

- Ở cơ chế này, nước và ion khoáng có trong đất có thể xâm nhập vào mạch gỗ qua 2 con đường. Bảng dưới đây sẽ so sánh đường đi và đặc điểm chung của 2 con đường này.

 

Con đường gian bào

Con đường tế bào chất

Đường đi

Nước và những ion khoáng di chuyển men theo khoảng không gian nằm giữa các bó sợi xen-lu-lo-zo ở bên trong thành tế bào. Tiếp đó, nước và ion khoáng di chuyển đến phần nội bì. Khi chúng bị chặn bởi đai Caspari, chúng sẽ ngay lập tức chuyển hướng sang đường tế bào chất nhằm đi được vào mạch gỗ của rễ thực vật.

Nước và những ion khoáng đi theo lộ trình từ một tế bào bất kì qua hệ thống không bào và những sợi liên bào kết nối các không bào để sang một tế bào khác. Sau đó, chúng di chuyển qua tế bào nội bì và tiến đến đích đến cuối cùng là mạch gỗ của rễ.

Đặc điểm chung

Quá trình diễn ra tương đối nhanh. Do đó, nước và những ion khoáng không thể được chọn lọc kĩ càng.

Quá trình diễn ra khá chậm. Do đó, nước và những ion khoáng sẽ được chọn lọc cẩn thận hơn.

Qua bài viết này, người đọc có thể hiểu thêm về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ thực vật. Để biết thêm về những kiến thức tương tự, hãy theo dõi chúng tôi nhé

Tham khảo: Nước ion Ocany

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bật mí đi tập gym nên uống nước gì là tốt nhất

Chỉ số ppb của nước là gì? Cách đo như thế nào?

Hướng dẫn uống nước kiềm đúng cách